Khi nào doanh nghiệp phải hủy hóa đơn?
Theo khoản 2 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC, có 03 trường hợp hủy hóa đơn bao gồm:
Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa (hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn);
– Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn.
Thời hạn hủy hóa đơn trong trường hợp này chậm nhất là ba mươi 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
– Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
Thông tư này cũng quy định, các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua có sai sót thì lập biên bản thu hồi hoặc biên bản điều chỉnh sai sót chứ không lập biên bản hủy hóa đơn.
Thủ tục hủy hóa đơn
Đối với hóa đơn của tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) hay hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, thủ tục hủy hóa đơn được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
Bước 2: Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn.
Bước 3: Ký biên bản hủy hóa đơn.
Hồ sơ hủy hóa đơn gồm các giấy tờ sau:
– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết các nội dung sau:
+ Tên hóa đơn
+ Ký hiệu mẫu số hóa đơn
+ Ký hiệu hóa đơn
+ Số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục).
– Biên bản hủy hóa đơn;
– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung:
+ Loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số;
+ Lý do hủy;
+ Ngày giờ hủy;
+ Phương pháp hủy.
>>>Tham khảo bài viết: Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
Mẫu Biên bản hủy hóa đơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày….tháng…năm 20…
BIÊN BẢN HỦY HÓA ĐƠN
Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Căn cứ vào Quyết định của Hội đồng hủy hóa đơn
Căn cứ vào Biên bản hóa đơn cần hủy
Hôm nay, ngày … /…/20… chúng tôi gồm có:
Ông : Nguyễn Văn A – Giám đốc Công ty………………..
Ông: Nguyễn Văn B – Kế toán trưởng
Bà : Lê Thị A – Nhân viên kinh doanh
Chúng tôi cùng tiến hành lập bên bản về việc huỷ hoá đơn GTGT như sau:
Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số…)
1. Tên hóa đơn cần hủy:………………..
2. Ký hiệu mẫu số hóa đơn:………….
3. Ký hiệu hóa đơn:……………
4. Số lượng hóa đơn cần hủy: Từ số ……. Đến số………..
5. Hình thức hủy: (Cắt góc, cắt vụn, đốt bỏ)
Chúng tôi lập biên bản này xác nhận việc hủy hóa đơn với những nội dung trên đã được thực hiện vào lúc …. Giờ ngày …. Tháng …. . năm
Biên bản đã được đọc lại cho mọi người cùng nghe và thống nhất ký xác nhận.
Giám đốc Kế toán trưởng Nhân viên kinh doanh
Biên bản hủy hóa đơn trên phần mềm kế toán
Để kế toán dễ dàng hơn trong việc lập biên bản hủy hóa đơn, hiện nay, nhiều phần mềm kế toán đã tích hợp cả biên bản này trên phần mềm.
Lúc này, doanh nghiệp chỉ cần chọn và điền thông tin cần thiết, phần mềm sẽ tự động lập biên bản, cho phép người bán: ký số và gửi biên bản này tới khách hàng để khách hoàn thành nốt thủ tục xác nhận và ký số.
Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề [UPDATE] Mẫu biên bản hủy hóa đơn VAT mới nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.