Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Vi phạm bản quyền

Vi phạm bản quyền
Chuyên mục: Tin tức

Vi phạm bản quyền là một trong những hành vi xâm phạm trực tiếp tới tài sản vô hình – tài sản được coi là khó bảo vệ và kiểm soát của chủ sở hữu quyền. do đó, cơ quan pháp luật luôn đặt ra những chế tài nặng cùng mức bồi thường đáng kể đối với hành vi vi phạm bản quyền. bồi thường vi phạm bản quyền được quy định trong nhiều văn bản pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ.
luật sở hữu trí tuệ, cụ thể là thông tư 02/2008/Ttlt-Tandtc-Vksndtc-Bvhtt&Dl-Bkh&Cn-Btp hướng dẫn áp dụng giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại toà án nhân dân; toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ văn hoá, thể thao và du lịch, bộ khoa học và công nghệ và bộ tư pháp thống nhất về bồi thường vi phạm bản quyền như sau:
 1. xác định thiệt hại do hành vi vi phạm bản quyền bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần
thứ nhất, thiệt hại về vật chất  từ hành vi vi phạm bản quyền bao gồm:
+  các tổn thất về tài sản;
khi người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường về tổn thất về tài sản, thì phải nêu rõ giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ tại thời điểm bị xâm phạm và căn cứ xác định giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó.
ví dụ: nếu yêu cầu bồi thường tổn thất về tài sản do nhãn hiệu bị xâm phạm, thì nêu rõ giá trị của nhãn hiệu đó tại thời điểm bị xâm phạm và căn cứ để xác định giá trị của nhãn hiệu.
+  mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận;
để xác định giảm sút về thu nhập, lợi nhuận của người bị thiệt hại, thì phải xác định được họ có thu nhập, lợi nhuận trước khi xảy ra hành vi xâm phạm hay không.
thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hại thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hại thu được do cho thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính).
thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hại thu được do chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
+  tổn thất về cơ hội kinh doanh;
tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền khoản thu nhập mà người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 điều 19 của nghị định số 105/2006/nđ-cp và hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.6 này, nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra.
khi xem xét yêu cầu bồi thường về tổn thất cơ hội kinh doanh, toà án yêu cầu người bị thiệt hại phải nêu rõ và chứng minh cơ hội kinh doanh bị mất là gì, thuộc trường hợp nào nêu trên đây và giá trị tính được thành tiền đối với trường hợp đó để toà án xem xét quyết định.
+ chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.
thứ hai, thiệt hại về tinh thần do hành vi vi phạm bản quyền bao gồm:
các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
thiệt hại phát sinh là do quyền nhân thân của tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn, tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bị xâm phạm, tác giả bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm (uy tín), danh tiếng, lòng tin vì bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường thiệt hại về tinh thần.
 2. căn cứ xác định mức bồi thường vi phạm bản quyền
+ tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
+ giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
+ trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.
3. thẩm quyền yêu cầu bồi thường vi phạm bản quyền
khi xác định được hành vi vi phạm và thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm nêu trên, chủ sở hữu có quyền nộp đơn đến tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại bộ luật tố tụng dân sự để được giải quyết.

———————————-

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,

Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:

https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục