Luật dân sự

Xác định nơi cư trú của người chưa thành niên

Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, việc xác định nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định thành một trường hợp cụ thể

Trong bài viết này Legalzone gửi đến bạn đọc bài viết xác định nơi cư trú của người chưa thành niên mời bạn đọc cùng tham khảo

Nơi cư trú của cá nhân

XAC-DINH-NOI-CU-TRU-CUA-NGUOI-CHUA-THANH-NIEN

XAC-DINH-NOI-CU-TRU-CUA-NGUOI-CHUA-THANH-NIEN

Nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong các quan hệ dân sự giữa các cá nhân với nhau, cũng như trong các quan hệ giữa cá nhân với cơ quan nhà nước.

Ví dụ: nơi cư trú của cá nhân mang quyền trong quan hệ nghĩa vụ là nơi thực hiện nghĩa vụ nếu đối tượng của nghĩa vụ là động sản

và các bên không có thỏa thuận khác; nơi cư trú của cá nhân cũng chính là địa điểm mở thừa kế của cá nhân khi cá nhân chết.

Điều 40 đưa ra cách xác định nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân đó thường xuyên sinh sống. Cá nhân có thời gian sống tại một địa điểm kéo dài, liên tục, về nguyên tắc, sẽ là cơ sở xác định địa điểm đó là nơi cư trú của họ.

Ví dụ: C mua nhà, làm việc, sinh sống tại Hà Nội trong 10 năm, kể từ sau khi tốt nghiệp đại học. Như vậy, Hà Nội là nơi C thường xuyên sinh sống và là nơi cư trú của C.

Nếu không thể xác định nơi cư trú của cá nhân theo điều kiện thường xuyên sinh sống”, ví dụ như trường hợp cá nhân không thường xuyên sống tại địa điểm nào cố định, thì nơi cư trú của cá nhân chính là nơi cá nhân đó đang sống.

Trường hợp này, nơi cư trú của cá nhân xác định theo sự có mặt trên thực tế của cá nhân, thay cho tính chất liên tục, kéo dài về thời gian của cá nhân tại địa điểm được xác định là nơi cư trú.

Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của nơi cư trú đối với quan hệ dân sự của cá nhân, trong trường hợp nơi cư trú của cá nhân gắn với việc thực hiện quyền

hoặc nghĩa vụ trong quan hệ dân sự thì khi thay đổi nơi cư trú, cá nhân phải thông báo cho bên kia trong quan hệ nghĩa vụ biết về nơi cư trú mới của mình.

Quy định về xác định nơi cư trú của cá nhân theo Điều 40 BLDS năm 2015 và Điều 52 BLDS năm 2005 đều vẫn chưa giải quyết được một số bất cập hiện còn tồn tại.

Thứ nhất: Điều luật chưa có bất kỳ giải thích về điều kiện gì được xác định là “thường xuyên” và như thế nào là “sinh sống”.

Nói cách khác, thời hạn bao lâu, có thể gián đoạn thời gian hay phải liên tục, nếu chỉ là địa điểm sống còn địa điểm làm việc ở nơi khác hoặc ngược lại…

để xác định đáp ứng yếu tố thường xuyên sinh sống là các hướng dẫn hiện còn bỏ ngỏ và khó xác định khi áp dụng điều luật.

Thứ hai: “đang sống” cũng là một tiêu chí không rõ ràng để xác định.

Ví dụ, như một cá nhân đến công tác tại một địa phương trong thời gian nửa tháng, cá nhân phải thuê một phòng tại khách sạn để ăn nghỉ ngủ thì địa điểm đó có được xác định là nơi cá nhân đang sống để xác định địa điểm cư trú của cá nhân hay không.

Ngoài ra, các điều kiện để chứng minh như giấy tờ xác nhận hoặc thời gian sinh sống cũng không được đề cập tới tại căn cứ xác định nơi cư trú này.

Có thể nói, Điều 40 của BLDS năm 2015 rất không đủ cụ thể để áp dụng trong việc xác định nơi cư trú của cá nhân.

Do đó, điều luật này cần được bổ sung chi tiết các điều kiện để xác định về nơi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sống của cá nhân

Xác định nơi cư trú của người chưa thành niên

XAC-DINH-NOI-CU-TRU-CUA-NGUOI-CHUA-THANH-NIEN

XAC-DINH-NOI-CU-TRU-CUA-NGUOI-CHUA-THANH-NIEN

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ. Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau

thì xác định nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống (khoản 1 Điều 13 Luật Cư trú 2006).

Đặc biệt, người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý.

Trong đó, nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Như vậy, thông thường nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ chỉ trừ 02 trường hợp:

– Cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống;

– Có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý.

Điều 41 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Ý nghĩa của việc xác định nơi cư trú

Nơi cư trú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quan đến các quan hệ dân sự của một cá nhân và quan hệ hành chính giữa công dân với Nhà nước.

Cụ thể, trong đó có thể kể đến:

– Là nơi cá nhân được bảo vệ các quyền công dân theo quy định của pháp luật;

– Là nơi cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quan hệ hành chính: Xác nhận sơ yếu lý lịch, tình trạng hôn nhân, tiền án, tiền sự…

– Là nơi công dân có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự như là mở thừa kế, xác định cá nhân mất tích hoặc đã chết, lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án, vụ việc…

Như vậy, việc xác định không đúng nơi cư trú chắc chắn sẽ gây hệ quả pháp lý bất lợi cho cá nhân và những người liên quan khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Trên đây là bài viết về chủ đề xác định nơi cư trú của người chưa thành niên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd